CÁC KIỂU VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận là một loại văn dùng để bàn bạc về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực đời sống của xã hội, của văn học.
_Văn nghị luận không làm nhiệm vụ đời sống xã hội hay nội tâm con người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết bàn bạc các vấn đề của đời sống xã hội hay văn học.
B, Các dạng văn nghị luận.
I, Kiểu bài chứng minh
_Chứng minh là dùng những dẫn chứng để làm rõ các sự việc hoặc một điều gì đó.
_Kiểu bài văn chứng minh là kiểu bài trình bày những dẫn chứng để người đọc hiểu rõ, hiểu sâu và tin tưởng một cách chắc chắn vào một vấn đề đã được thừa nhận là đúng.
II, kiểu bài giải thích
Giải thích là giảng giải cho cặn kẽ, chú thích cho thêm sáng tỏ
_Kiểu bài văn giải thích là kiểu bài trình bày những lý lẽ để giảng giải có kèm theo bằng chứng cần thiết cho lí lẽ thêm vững chắc giúp người đọc hiểu đúng, hiểu cặn kẽ sâu sắc những vấn đề đã nêu ra.
III, Kiểu bài bình luận
Bình là xem xét đánh giá một sự việc hiện tượng đúng hay sai, xấu hay tốt. Luận là bàn thêm vào để bổ sung phát triển cái đúng để uốn nắn cái sai, hướng dẫn cái thái độ vào hành động. Kiểu bài bình luận là kiểu bài trình bày những lý lẽ và chứng cứ để người đọc nhận ra vấn đề đúng hay sai, đúng trong trường hợp nào vấn đề có tác dụng với đời sống ra sao.
_Khi làm kiểu bài văn bình luận phải hiểu rõ vấn đề mình bình luận nếu không ý kiến sẽ trở nên lệch lạc và phiến diện. Khi nhận xét đánh giá phải đúng mức hợp lí tránh tình trạng khen quá hoặc chê quá, khi bàn bạc phải thấu đáo tránh gò ép;
_Để làm tốt kiểu bài bình luận cần tìm hiểu chỗ đúng chỗ sai, ưu điểm và hạn chế của vấn đề đó từ đó phát biểu ý kiến của mình.
_Để xác nhận cái đúng, ta dùng cách giải thích, chứng minh( tức là dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ)
IV, Kiểu bài phân tích nhân vật.
_Nhân vật trong tác phẩm văn học được nhà văn thể hiện như những con người đang sống, đang hoạt động giữa hệ thống các sự việc các biến cố. Những con người sống ấy có suy nghĩ , có cảm xúc có hành động trong hoàn cảnh trong tình huống của một tác phẩm. Nhà văn sáng tạo ra những nhân vật văn học để biểu hiện những nhận thức tư tưởng tình cảm của mình đối với cuộc sống.
_Phân tích nhân vật là sự khảo sát những suy nghĩ những hành động, những tình cảm của nhân vật để phát hiện ra những vấn đề, bà học gì đó mà nhà văn muốn chuyển đến chúng ta.
_Có 3 dạng bài phân tích nhân vật:
A, *Dạng bài phân tích một nhân vật cụ thể trong tác phẩm
Ví dụ: phân tích nhân vật Chí Phèo
+, Phân tích nhân vật Hộ trong Đờ Thừa
+, Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
*Dạng 2: Phân tích một nhóm nhân vật trong một số tác phẩm.
Ví dụ: So sánh và phân tích vẻ đẹp khác nhau giữa Tây Tiến và Đồng Chí.
Dạng 3: Dạng bài phân tích một hình tượng nhân vật khái quát qua nhiều tác phẩm
Ví dụ: Phân tích hình tượng người nông dân trong nền văn học hiện thực phê phán trong những năm 1930-1945
*Yêu cầu khi làm kiểu bài này:
_Yêu cầu 1: Xác định được đặc điểm tính cách nhân vật sau đó phân tích và nhận xét từ nhiều phía.
+,Tính cách nhân vật: thể hiện qua những chi tiết cụ thể qua ngôn ngữ, suy nghĩ tình cảm hành động của nhân vật trong các hoàn cảnh cụ thể vì vậy cần phát hiện và lựa chọn những chi tiết tiêu biểu sắp xếp và phân loại theo một trình tự hợp lý.
Trên cơ sở sắp xếp phân loại các chi tiết tiêu biểu phân tích nhận xét từ nhiều phía để làm sáng tỏ tính cách nhân vật.
_Yêu cầu 2: phân tích bình xét về tính cách nhân vật
+, Tổng hợp các mặt đã phân tích thành một nhận định khái quát nhằm nêu bật ý nghĩa tác dụng giáo dục nhân vật.
Ví dụ cụ thể về phân tích nhân vật: Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
_Ước vọng của Chí Phèo
+, Thời trai trẻ đã ao ước một gia đình nho nhỏ
+, Khi ở bên kia dốc cuộc đời Chí càng khao khát được làm người lương thiện
+, Khi tỉnh rượu hắn muốn làm hòa với mọi người, muốn mọi người nhận mình vào một xã hội lương thiện.
_Tuyệt vọng của Chí Phèo ( bị cự tuyệt quyền làm người)
+, Bị cự tuyệt biểu hiện gián tiếp: bị tước đoạt quyền lương thiện bằng cách đẩy Chí vào nhà tù và nhà tù đã cướp đi nhân hình nhân tính của Chí
+, Sự cự tuyệt biểu hiện trực tiếp: mọi người từ chối lạnh lùng và phũ phàng không giao tiếp với hắn dù hình thức giao tiếp là thô lỗ, chửi tục. Thậm chí hắn không được coi là người trong cách nhìn nhận của bà cô thị nở. Chính Chí cũng cảm thấy không thể làm người lương thiện được nữa.
_Tấn kịch bi thảm của Chí Phèo( bi kịch)
+, Muốn cam chịu cuộc đời nghèo khổ lương thiện nhưng không được.
+, Muốn tồn tại Chí phải chọn con đường lưu manh.
+, Con đường lưu manh dẫn Chí đến nỗi đau khổ vô cùng và cuối cùng phải kết thúc bằng cái chết.
_Ý nghĩa của bi kịch quyền làm người
Tố cáo mãnh liệt sâu sắc cái xã hội thực dân phong kiến
_Liên hệ so sánh:
Với những con người xã hội đương thời.